[giaban]0VNÐ[/giaban][giamgia]0[/giamgia]
[tomtat]Giá gốc: 0 VNÐ
Giá bán:0 VNÐ
Tài liêu tham khảo: Liên hệ Nguồn: Maytrogiangtot.com [/tomtat]
[kythuat]
BÁO
CÁO Tổng kết năm học 2015 - 2016 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, Phòng GD&ĐT Củ Chi (Phần 18). NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM:
Có được những kết quả trên là do ngành luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện, Lãnh đạo, phòng
ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, sự hỗ trợ và phối hợp đồng
bộ giữa các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lực lượng xã hội, phụ huynh
học sinh các trường; cơ sở vật chất, trường lớp không ngừng được đầu tư xây
dựng. Nhiều trường học được xây mới khang trang hơn, mạng lưới trường lớp được
mở rộng. Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tích cực đổi
mới phương pháp quản lý, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên
địa bàn huyện.
Để đạt được những kết quả nêu trên, ngành Giáo dục và Đào
tạo huyện Củ Chi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
1. Để ổn định tình hình tư
tưởng của đội ngũ Hiệu trưởng phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, tiếp tục tổ chức
tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
chủ tịch Hồ Chí Minh theo CT 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch triển khai thật cụ thể, khắc phục được những mặt hạn chế trong đơn vị
Việc tổ
chức học tập Chỉ thị 03-CT/TW phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) về "Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay" và các chủ đề, cuộc vận động của ngành,
những điều giáo viên không được làm quy định trong Điều lệ nhà trường; thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo
đức nhà giáo, 20 điều giáo viên cần biết để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với
đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Khi sinh hoạt, Hiệu trưởng phải nhấn mạnh
những điều giáo viên không được làm (được quy định tại Điều lệ các cấp học) kết
hợp với Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều
đảng viên không được làm. Hiệu trưởng các trường phải đặc biệt quan tâm tổ chức
thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở theo Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày
13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số
04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; thực hiện 03 công
khai theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối
với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục Quốc dân.
2. Phong trào thi đua phải
có nội dung, mục tiêu rõ ràng, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, phải sáng
tạo đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tổ chức; phải sơ kết, tổng kết,
đánh giá, qua đó tuyển chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào để
nêu gương, nhân điển hình, động viên khen thưởng kịp thời. Nhờ vậy phong trào
thi đua mới đi vào chiều sâu, phát triển bền vững và góp phần hoàn thành nhiệm
vụ chính trị của ngành.
3. Các trường thực hiện tốt quy chế phối hợp 3 môi trường giáo
dục “Gia đình- Nhà trường- Xã hội”; quy chế phối hợp với Công an; phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi
trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện giúp cho chất lượng giáo dục không ngừng
nâng cao.
4. Công tác quản lý, chỉ đạo phải được
thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; phải xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra để giúp cơ sở khắc phục khó khăn về chuyên
môn, cũng như một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà trường.
5. Tập thể nhà trường phải đoàn kết, thống nhất cao; phối hợp tốt các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh
hoạt động Đoàn- Đội, đây vừa là mục tiêu vừa là biện pháp quan trọng để giáo
dục lý tưởng, giáo dục trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện kỹ năng sống và hợp
tác trong hoạt động xã hội.
6. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng
môi trường sư phạm, xây dựng nếp sống
văn minh, tự tin, năng động và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào
nhà trường.
7. Hiệu trưởng phải quán triệt, chỉ đạo giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm quan tâm, gần gũi, giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinh yếu
kém, có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn
chế tình trạng học sinh lưu ban và bỏ học. Giáo viên chuyên trách phổ cập
thường xuyên cập nhật, rà soát, lập danh sách học sinh nghỉ, bỏ học trên địa
bàn, tích cực vận động các em ra lớp; tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống mù chữ,
phổ cập giáo dục xã tiếp tục mở các lớp phổ cập trên địa bàn.
8. Thường xuyên tổ chức hội thảo
chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo, hạn
chế tình trạng học sinh lưu ban bỏ học và các vấn đề khác có liên quan đến công
tác giáo dục và đào tạo. Rà soát, so sánh đối chiếu với chỉ tiêu, rút kinh
nghiệm, phân tích mặt mạnh, mặt hạn chế để từ đó có kế hoạch phù hợp với thực
tế.
9. Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục cần có sự quan
tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc huy động trẻ bỏ học trở
lại trường lớp đúng lúc và kịp thời sẽ tạo điều kiện để các em tiếp tục học hết
chương trình phổ thông trung học và định hướng nghề nghiệp cho các em trong
thời gian tới là hết sức quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác phổ chống
mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện. Ngoài hình thức tuyên truyền, vận
động đã được thực hiện, có thể tổ chức mạng lưới cộng tác viên làm công tác
tuyên truyền bao gồm phụ huynh, học sinh, người có uy tín, có tâm huyết tại địa
phương hoặc có quan hệ gần gũi láng giềng với những đối tượng trong diện phổ
cập giáo dục để huy động trẻ bỏ học ra lớp,
góp phần tăng thêm tính hiệu quả trong công tác phổ cập.
So với yêu cầu nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 “Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục
tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất, kỹ năng sống; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách và lối sống”, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi đã hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ đã đề ra.
BÁO
CÁO Tổng kết năm học 2015 - 2016 và phương
hướng nhiệm vụ năm học 2016 – 2017, Phòng GD&ĐT Củ Chi (Phần 18). NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM:
Có được những kết quả trên là do ngành luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện, Lãnh đạo, phòng
ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, sự hỗ trợ và phối hợp đồng
bộ giữa các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lực lượng xã hội, phụ huynh
học sinh các trường; cơ sở vật chất, trường lớp không ngừng được đầu tư xây
dựng. Nhiều trường học được xây mới khang trang hơn, mạng lưới trường lớp được
mở rộng. Đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tích cực đổi
mới phương pháp quản lý, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trên
địa bàn huyện.
Để đạt được những kết quả nêu trên, ngành Giáo dục và Đào
tạo huyện Củ Chi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
1. Để ổn định tình hình tư
tưởng của đội ngũ Hiệu trưởng phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, tiếp tục tổ chức
tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
chủ tịch Hồ Chí Minh theo CT 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch triển khai thật cụ thể, khắc phục được những mặt hạn chế trong đơn vị
Việc tổ
chức học tập Chỉ thị 03-CT/TW phải gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) về "Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay" và các chủ đề, cuộc vận động của ngành,
những điều giáo viên không được làm quy định trong Điều lệ nhà trường; thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo
đức nhà giáo, 20 điều giáo viên cần biết để nâng cao ý thức trách nhiệm đối với
đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Khi sinh hoạt, Hiệu trưởng phải nhấn mạnh
những điều giáo viên không được làm (được quy định tại Điều lệ các cấp học) kết
hợp với Quy định số 47-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều
đảng viên không được làm. Hiệu trưởng các trường phải đặc biệt quan tâm tổ chức
thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở theo Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày
13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số
04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; thực hiện 03 công
khai theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày
07/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối
với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục Quốc dân.
2. Phong trào thi đua phải
có nội dung, mục tiêu rõ ràng, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, phải sáng
tạo đổi mới nội dung, hình thức và phương thức tổ chức; phải sơ kết, tổng kết,
đánh giá, qua đó tuyển chọn những tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào để
nêu gương, nhân điển hình, động viên khen thưởng kịp thời. Nhờ vậy phong trào
thi đua mới đi vào chiều sâu, phát triển bền vững và góp phần hoàn thành nhiệm
vụ chính trị của ngành.
3. Các trường thực hiện tốt quy chế phối hợp 3 môi trường giáo
dục “Gia đình- Nhà trường- Xã hội”; quy chế phối hợp với Công an; phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng môi
trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện giúp cho chất lượng giáo dục không ngừng
nâng cao.
4. Công tác quản lý, chỉ đạo phải được
thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; phải xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra để giúp cơ sở khắc phục khó khăn về chuyên
môn, cũng như một số vấn đề khác liên quan đến hoạt động của nhà trường.
5. Tập thể nhà trường phải đoàn kết, thống nhất cao; phối hợp tốt các lực
lượng trong và ngoài nhà trường để cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh
hoạt động Đoàn- Đội, đây vừa là mục tiêu vừa là biện pháp quan trọng để giáo
dục lý tưởng, giáo dục trách nhiệm với cộng đồng, rèn luyện kỹ năng sống và hợp
tác trong hoạt động xã hội.
6. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng
môi trường sư phạm, xây dựng nếp sống
văn minh, tự tin, năng động và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực xâm nhập vào
nhà trường.
7. Hiệu trưởng phải quán triệt, chỉ đạo giáo viên bộ môn,
giáo viên chủ nhiệm quan tâm, gần gũi, giúp đỡ học sinh, đặc biệt là học sinh yếu
kém, có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn
chế tình trạng học sinh lưu ban và bỏ học. Giáo viên chuyên trách phổ cập
thường xuyên cập nhật, rà soát, lập danh sách học sinh nghỉ, bỏ học trên địa
bàn, tích cực vận động các em ra lớp; tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống mù chữ,
phổ cập giáo dục xã tiếp tục mở các lớp phổ cập trên địa bàn.
8. Thường xuyên tổ chức hội thảo
chuyên đề nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm nâng cao hiệu suất đào tạo, hạn
chế tình trạng học sinh lưu ban bỏ học và các vấn đề khác có liên quan đến công
tác giáo dục và đào tạo. Rà soát, so sánh đối chiếu với chỉ tiêu, rút kinh
nghiệm, phân tích mặt mạnh, mặt hạn chế để từ đó có kế hoạch phù hợp với thực
tế.
9. Công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục cần có sự quan
tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc huy động trẻ bỏ học trở
lại trường lớp đúng lúc và kịp thời sẽ tạo điều kiện để các em tiếp tục học hết
chương trình phổ thông trung học và định hướng nghề nghiệp cho các em trong
thời gian tới là hết sức quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác phổ chống
mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện. Ngoài hình thức tuyên truyền, vận
động đã được thực hiện, có thể tổ chức mạng lưới cộng tác viên làm công tác
tuyên truyền bao gồm phụ huynh, học sinh, người có uy tín, có tâm huyết tại địa
phương hoặc có quan hệ gần gũi láng giềng với những đối tượng trong diện phổ
cập giáo dục để huy động trẻ bỏ học ra lớp,
góp phần tăng thêm tính hiệu quả trong công tác phổ cập.
So với yêu cầu nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 “Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục
tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất, kỹ năng sống; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách và lối sống”, Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi đã hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ đã đề ra.
[/mota]