Hôm nay :

|Liên hệ theo số điện thoại - Hotline: 0329.458.643

 [giaban]0VNÐ[/giaban][giamgia]0[/giamgia] [tomtat]Giá gốc: 0 VNÐ Giá bán:0 VNÐ Tài liêu yham khảo: Liên hệ Nguồn: Maytrogiangtot.com [/tomtat] [kythuat]




BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015 – 2016 CỦA HẢI PHÒNG (Phần 14)
            3. Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ được xác định là một việc hết sức quan trọng để đáp ứng các nhu cầu của đổi mới giáo dục.
- Năm học 2015 – 2016, Sở GD&ĐT đã có quyết định thành lập và tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Hội đồng môn học cấp thành phố, trung bình 6– 8 thành viên/môn/cấp học. Hội đồng bộ môn hoạt động theo quy chế chung và được thực hiện theo kế hoạch hoạt động của từng môn học. Các thành viên trong Hội đồng bộ môn là lực lượng nòng cốt tham gia vào các hoạt động chuyên môn của Sở GD&ĐT như: tham gia ra đề, thẩm định đề thi; tham gia đoàn kiểm tra, tư vấn chuyên môn của Sở; tư vấn chương trình nhà trường; thành viên chấm sáng kiến kinh nghiệm, chấm thi giáo viên giỏi và thi học sinh giỏi cấp thành phố,…
- Việc triển khai tập huấn: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho nhiều đối tượng: Hội nghị tập huấn công tác xây dựng kế hoạch và quản lý các hoạt động chuyên môn cho các Phó hiệu trưởng các nhà trường; Hội nghị tập huấn chuyên môn cho các tổ trưởng/nhóm trưởng các nhà trường; Hội nghị tập huấn chuyên môn về công tác thực hiện “Trường học kết nối”; Cử giáo viên tham gia đào tạo văn bằng 2 GDQP…
- Tập huấn do cơ sở tổ chức: Năm học 2015 – 2016, toàn thành phố đã tổ chức được 623 chuyên đề cấp trường (đối với cấp THPT). Nội dung các chuyên đề rất đa dạng: chuyên đề nội dung môn học, chuyên đề đổi mới PPDH; chuyên đề đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá theo năng lực học sinh; chuyên đề biến đổi khí hậu; chuyên đề biển đảo; chuyên đề giáo dục kĩ năng sống,…
- Năm học 2015 – 2016, bên cạnh việc tổ chức thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, Sở GD&ĐT đã tổ chức thành công Hội thi giáo viên THPT giỏi cấp thành phố theo định hướng phát triển năng lực. Trong nhiều quy định của cuộc thi, có khuyến khích mỗi giáo viên dạy 1 tiết lên lớp theo “chủ đề tích hợp”. Cuộc thi đã ghi nhận công sức đóng góp của các nhà trường, các tổ nhóm chuyên môn và đội ngũ giáo viên trong phong trào thi đua dạy tốt của ngành, nhất là đã đưa ra được nhiều mô hình đổi mới PPDH, đổi mới hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhiều tiêu chí của cuộc thi là minh chứng lan tỏa các năng lực dạy học mới của giáo viên trong xu hướng dạy học mở hiện nay. Một số chủ đề tốt (môn Ngữ văn và môn Hoá học) đã được Sở GD&ĐT tổ chức tiết dạy trực tuyến với hơn 20 điểm cầu để cho giáo viên trong toàn thành phố có thể học hỏi rút kinh nghiệm
- Ngoài các hình thức bồi dưỡng kể trên, Sở GD&ĐT còn chỉ đạo cho các đơn vị tích cực bồi dưỡng tại chỗ dưới hình thức đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ theo hướng phân tích hoạt động của học sinh. Hình thức này đã được các đơn vị triển khai khá tốt, một số đơn vị đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm học lịch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm trường cho tất cả các môn học, trong đó thành phần dự gồm: Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, cốt cán chuyên môn, đại diện ban giám hiệu, đặc biệt, nhiều đơn vị còn mời các cố vấn là các đ/c Chuyên viên Sở GD&DT nhằm mục đích trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc về các nội dung đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Một số trường NCL đã có những cách làm sáng tạo như Cụm trường THPT Thăng Long, Marie Curie, Anhxtanh, An Hải... đã tổ chức hội thi GV chủ nhiệm giỏi tại trường THPT An Hải; Hội thảo về thiết bị thí nghiệm và dạy học có thí nghiệm tại trường THPT Marie Curie, Hội thảo “Khoa học và nghệ thuật trong dạy học và chủ nhiệm” được tổ chức truyền thống hàng năm tại trường THPT Thăng Long… đã tạo nên diễn đàn cho các trường THPT NCL học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý, dạy học và chủ nhiệm. Tổ chức các CLB môn học, các chuyên đề GD, Olympic liên môn. Trường THPT Thăng Long thường xuyên tổ chức Chuyên đề GD kỹ năng sống, văn hóa học đường, GD pháp luật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các Olympic Toán học; Vật lý; Hóa, Sinh; Ngữ Văn; tiếng Anh; Olympic liên môn Sử, Địa, GDCD, Tin học cho HS toàn trường.
- Đặc biệt, năm học này sở GD&ĐT còn yêu cầu tất cả các tổ- nhóm chuyên môn của các nhà trường phải sinh hoạt chuyên môn qua internet trên “Trường học kết nối”, coi “Trường học kết nối” như một phương tiện để mỗi giáo viên có thể trao đổi, học hỏi tích luỹ năng lực chuyên môn. Qua thống kê cho thấy đã có 2486 lượt giáo viên của 47/57 trường tham gia với 1003 sản phẩm đưa lên “Trường học kết nối” với tổng số sản phẩm- Số sản phẩm tuy chưa nhiều và cũng không đồng đều ở các nhà trường cũng như ở các tổ- nhóm chuyên môn, song bước đầu con số đó cũng rất có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho cán bộ- giáo viên của các nhà trường.
- Trong thực hiện việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, nhiều trường đã có những cách làm riêng, khá linh hoạt và sáng tạo, tạo ra những động lực cần thiết để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn hoặc thu hút nhân tài về cho nhà trường. Một số trường tiêu biểu như Trần Nguyên Hãn, An Dương, Thăng Long…
            * Tồn tại:
            -  Một số đơn vị thực hiện sinh sinh hoạt chuyên môn qua hệ thống trường học kết nối theo nội dung công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT còn rất ít, số lượng các trường tham gia không đầy đủ, số lượng các sản phẩm sinh hoạt chuyên môn đưa lên diễn đàn còn ít.

            - Vẫn còn rất nhiều tổ- nhóm chuyên môn chưa nắm vững được sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dự giờ theo hướng phân tích hoạt động của học sinh, nên trong quá trình thực hiện còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có nhiều quan điểm trái chiều.
Còn nữa
Hải Phòng, Tài liệu, 
Xem thêm tại đây
[/kythuat] [mota]



BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC NĂM HỌC 2015 – 2016 CỦA HẢI PHÒNG (Phần 14)
            3. Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ được xác định là một việc hết sức quan trọng để đáp ứng các nhu cầu của đổi mới giáo dục.
- Năm học 2015 – 2016, Sở GD&ĐT đã có quyết định thành lập và tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Hội đồng môn học cấp thành phố, trung bình 6– 8 thành viên/môn/cấp học. Hội đồng bộ môn hoạt động theo quy chế chung và được thực hiện theo kế hoạch hoạt động của từng môn học. Các thành viên trong Hội đồng bộ môn là lực lượng nòng cốt tham gia vào các hoạt động chuyên môn của Sở GD&ĐT như: tham gia ra đề, thẩm định đề thi; tham gia đoàn kiểm tra, tư vấn chuyên môn của Sở; tư vấn chương trình nhà trường; thành viên chấm sáng kiến kinh nghiệm, chấm thi giáo viên giỏi và thi học sinh giỏi cấp thành phố,…
- Việc triển khai tập huấn: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho nhiều đối tượng: Hội nghị tập huấn công tác xây dựng kế hoạch và quản lý các hoạt động chuyên môn cho các Phó hiệu trưởng các nhà trường; Hội nghị tập huấn chuyên môn cho các tổ trưởng/nhóm trưởng các nhà trường; Hội nghị tập huấn chuyên môn về công tác thực hiện “Trường học kết nối”; Cử giáo viên tham gia đào tạo văn bằng 2 GDQP…
- Tập huấn do cơ sở tổ chức: Năm học 2015 – 2016, toàn thành phố đã tổ chức được 623 chuyên đề cấp trường (đối với cấp THPT). Nội dung các chuyên đề rất đa dạng: chuyên đề nội dung môn học, chuyên đề đổi mới PPDH; chuyên đề đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá theo năng lực học sinh; chuyên đề biến đổi khí hậu; chuyên đề biển đảo; chuyên đề giáo dục kĩ năng sống,…
- Năm học 2015 – 2016, bên cạnh việc tổ chức thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, Sở GD&ĐT đã tổ chức thành công Hội thi giáo viên THPT giỏi cấp thành phố theo định hướng phát triển năng lực. Trong nhiều quy định của cuộc thi, có khuyến khích mỗi giáo viên dạy 1 tiết lên lớp theo “chủ đề tích hợp”. Cuộc thi đã ghi nhận công sức đóng góp của các nhà trường, các tổ nhóm chuyên môn và đội ngũ giáo viên trong phong trào thi đua dạy tốt của ngành, nhất là đã đưa ra được nhiều mô hình đổi mới PPDH, đổi mới hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhiều tiêu chí của cuộc thi là minh chứng lan tỏa các năng lực dạy học mới của giáo viên trong xu hướng dạy học mở hiện nay. Một số chủ đề tốt (môn Ngữ văn và môn Hoá học) đã được Sở GD&ĐT tổ chức tiết dạy trực tuyến với hơn 20 điểm cầu để cho giáo viên trong toàn thành phố có thể học hỏi rút kinh nghiệm
- Ngoài các hình thức bồi dưỡng kể trên, Sở GD&ĐT còn chỉ đạo cho các đơn vị tích cực bồi dưỡng tại chỗ dưới hình thức đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ theo hướng phân tích hoạt động của học sinh. Hình thức này đã được các đơn vị triển khai khá tốt, một số đơn vị đã lên kế hoạch ngay từ đầu năm học lịch sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm trường cho tất cả các môn học, trong đó thành phần dự gồm: Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, cốt cán chuyên môn, đại diện ban giám hiệu, đặc biệt, nhiều đơn vị còn mời các cố vấn là các đ/c Chuyên viên Sở GD&DT nhằm mục đích trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc về các nội dung đổi mới dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Một số trường NCL đã có những cách làm sáng tạo như Cụm trường THPT Thăng Long, Marie Curie, Anhxtanh, An Hải... đã tổ chức hội thi GV chủ nhiệm giỏi tại trường THPT An Hải; Hội thảo về thiết bị thí nghiệm và dạy học có thí nghiệm tại trường THPT Marie Curie, Hội thảo “Khoa học và nghệ thuật trong dạy học và chủ nhiệm” được tổ chức truyền thống hàng năm tại trường THPT Thăng Long… đã tạo nên diễn đàn cho các trường THPT NCL học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quản lý, dạy học và chủ nhiệm. Tổ chức các CLB môn học, các chuyên đề GD, Olympic liên môn. Trường THPT Thăng Long thường xuyên tổ chức Chuyên đề GD kỹ năng sống, văn hóa học đường, GD pháp luật, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và các Olympic Toán học; Vật lý; Hóa, Sinh; Ngữ Văn; tiếng Anh; Olympic liên môn Sử, Địa, GDCD, Tin học cho HS toàn trường.
- Đặc biệt, năm học này sở GD&ĐT còn yêu cầu tất cả các tổ- nhóm chuyên môn của các nhà trường phải sinh hoạt chuyên môn qua internet trên “Trường học kết nối”, coi “Trường học kết nối” như một phương tiện để mỗi giáo viên có thể trao đổi, học hỏi tích luỹ năng lực chuyên môn. Qua thống kê cho thấy đã có 2486 lượt giáo viên của 47/57 trường tham gia với 1003 sản phẩm đưa lên “Trường học kết nối” với tổng số sản phẩm- Số sản phẩm tuy chưa nhiều và cũng không đồng đều ở các nhà trường cũng như ở các tổ- nhóm chuyên môn, song bước đầu con số đó cũng rất có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ cho cán bộ- giáo viên của các nhà trường.
- Trong thực hiện việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, nhiều trường đã có những cách làm riêng, khá linh hoạt và sáng tạo, tạo ra những động lực cần thiết để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn hoặc thu hút nhân tài về cho nhà trường. Một số trường tiêu biểu như Trần Nguyên Hãn, An Dương, Thăng Long…
            * Tồn tại:
            -  Một số đơn vị thực hiện sinh sinh hoạt chuyên môn qua hệ thống trường học kết nối theo nội dung công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT còn rất ít, số lượng các trường tham gia không đầy đủ, số lượng các sản phẩm sinh hoạt chuyên môn đưa lên diễn đàn còn ít.

            - Vẫn còn rất nhiều tổ- nhóm chuyên môn chưa nắm vững được sự khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, dự giờ theo hướng phân tích hoạt động của học sinh, nên trong quá trình thực hiện còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có nhiều quan điểm trái chiều.
   [/mota]

« Trang trước Trang chủ Trang sau »

BACK TO TOP